NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất là gì?

Tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất là việc mâu thuẫn lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế như mâu thuẫn tranh chấp xem ai là người có quyền thửa hưởng di sản, tranh chấp do các phần di sản được chia không bằng nhau của người để lại di sản để lại cho người được thừa kế.

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Ta có thể hiểu thừa kế theo pháp luật là việc chuyển giao tài sản của người đã chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế được pháp luật quy định.

CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Khi giải quyết tranh chấp cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về Tố tụng, được quy định cụ thể từ Điều 3 đến Điều 25 của BLTTDS 2015 (sđ,bs 2019). Một số nguyên tắc cơ bản như:

  • Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự: quy định mọi hoạt động tố tụng dân sự phải tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan của BLTTDS 2015 (sđ,bs 2019).
  • Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: có quyền yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết các tranh chấp trên. Tòa án không được từ chối vì lý do chưa có điều luật để giải quyết.
  • Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự: đương sự có quyền quyết định nộp đơn khởi kiện, phạm vi khởi kiện,… có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình. Tòa án chỉ xem xét giải quyết đúng với phần nội dung mà các đương sự đã yêu cầu.
  • Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự: đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Tòa án có trách nhiệm phải hỗ trợ đương sự thu thập, xác minh chứng cứ theo quy định.
  • Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
  • Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự: Đối với tranh chấp thừa kế theo pháp luật đối với quyền sử dụng đất đòi hỏi phải có sự có mặt của kiểm sát viên trong phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp.
  • Bảo đảm tranh tụng trong xét xử: Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật. Tranh tụng trong phiên tòa sơ thẩm là một quá trình bắt buộc nhằm đảm bảo cho các đương sự trình bày hết các vấn đề của bản thân một cách rõ ràng và nhằm đảm bảo cho vụ việc được làm sáng tỏ.
  • Quan hệ pháp luật Dân sự được xác lập chủ yếu dựa trên nguyên tắc Bình đẳng – tự thỏa thuận giữa các bên liên quan với nhau. Chính vì vậy, việc giải quyết tranh chấp Dân sự thường được giải quyết chủ yếu thông qua thỏa thuận của các bên là trước hết.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết này. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những khó khăn mà bạn đang gặp phải. Công ty Luật TNHH Xuân Trí xin chào bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *